Ai chịu thiệt, ai hưởng lợi khi áp thuế chống bán phá giá inox

Quá trình điều tra chống phá giá inox đã diễn ra gần 1 năm, các doanh nghiệp đã được cảnh báo trước do đó không có ai chịu thiệt cả. Đó là ý kiến của nguyên chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam.

Ông Phạm Chí Cường – Nguyên chủ tịch hiệp hội thép Việt Nam. Người đã có thời gian gắn bó với các doanh nghiệp kể từ khi có ý kiến áp đặt thuế chống bán phá giá thép không gỉ.

Các phóng viên của Dân Trí đã có cuộc phỏng vấn với ông Cường xoay quanh vấn đề này.

Phóng viên: Các doanh nghiệp Việt Nam có đối mặt với khó khăn khi áp đặt thuế này không thưa ông?

Ông Phạm Chí Cường: Theo tôi các doanh nghiệp trong nước đã được cảnh báo trước thời gian gần 1 năm nay trong quá trình điều tra. Các doanh nghiệp đã có đủ thời gian đề tìm kiếm nhà cung cấp, thị trường khác thay thế. Chính sách chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch nhập hàng của doanh nghiệp vả lại đa phần các doanh nghiệp chỉ có hợp đồng ngắn hạn trong 1 vài tháng, không có hợp đồng nào trên 1 năm hay vài năm nên tác động là rất ít.

Thị trường Nga hay Ấn Độ là 02 thị trường có thể thay thế nếu các doanh nghiệp không muốn nhập hàng trong nước. Chúng ta không áp đặt các doanh nghiệp phải mua hàng trong nước. Chính sách chỉ là biện pháp tự vệ thông thường, có lợi cho ngành, cho nền kinh tế, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có quyền, kiến nghị, yêu cầu khi bạn chơi xấu hạ giá bán thấp kỉ lục để “giết” doanh nghiệp trong nước, dù doanh nghiệp có lợi thế về qui mô sản xuất thì cũng khó có thể hoà vốn. Đó là biện pháp bảo vệ chính đáng các doanh nghiệp trong nước trước thói chơi xấu của các doanh nghiệp ngoại.

 

Phóng viên: Tôi còn nhờ 1 năm trước đây có nhiều luồng ý kiến cho rằng có lợi ích nhóm trước việc kêu gọi áp thuế chống bán phá giá inox của các doanh nghiệp nội. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?

Ông Phạm Chí Cường: Phải khẳng định rằng không hề có. Tôi là người đã theo sát và chính kiến từ đầu nên tôi hiểu rất rõ. Lúc tôi còn làm ở Hiệp hội thép, Bộ Công Thương mà cụ thể là Cục quản lý cạnh tranh đã bắt đầu điều tra việc bán phá giá thép không gỉ khi có thông tin của một số nhà sản xuất trong nước cho rằng mức giá của các doanh nghiệp ngoại bán ra là quá rẻ, thậm chí không tưởng, mức giá đó không thể nào sản xuất ra inox.

Từ cuối năm 2013, hơn 18 doanh nghiệp nhập khẩu inox để phục vụ sản xuất, đã đệ đơn lên cho rằng 2 doanh nghiệp yêu cầu áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nhập khẩu từ: TRung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia là Hoà Bình Inox và POSCO VST là 2 doanh nghiệp chiếm hơn 81% thị trường trong nước nên tạo áp lực để phục vụ lợi ích nhóm.

Tuy nhiên sau thời gian điều tra và đối chiếu với giá ở nước thứ 3 thì có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp bị áp thuế bán phá giá là đúng người, đúng tội. Các doanh nghiêp nhập khẩu nên thay thế bằng đối tác khác. Không tiếp tay cho các doanh nghiệp phá hoại thị trường Việt Nam.

Cách đây 1 năm về trước, các doanh nghiệp đã nhãy cẫng lên cho rằng áp thuế bán phá giá sẽ làm gia tăng chi phí đầu vào của họ.Tuy nhiên, với mức bán quá rẻ, nhằm phá hoại thị trường trong nước, triệt hạ các nhà sản xuất nội thì không thể chiều lòng các doanh nghiệp nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài nhào nặn, thống lĩnh thị trường được.

 

Phóng viên: Đây là lần đầu tiên chúng ta áp thuế bán phá giá với doanh nghiệp nước ngoài, trong khi trong nhiều ngành khác chúng ta đã bị rất nhiều vụ kiện khác, theo ông chúng ta cần chủng bị những gì?

Đề có thể tiến hành vụ kiện chống bán giá, nước sở tại phải xây dựng rất nhiều chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng rào kĩ thuật, mức giá ở nước thứ 3. Trong điều kiện nhiều ngành nghề của nước ta rất thiếu hụt các qui định kĩ thuật, hoặc thấp hơn các nước khác thì sẽ rất khó để điều tra, áp thuế và cấm nhập.

Nguồn: DÂN TRÍ

Trả lời